Site icon DCOM – Ngôi nhà Nhật Bản

Cách giảm tiền đền bù khi trả nhà ở Nhật

Mùa hè là thời điểm nhiều người lựa chọn để chuyển nơi ở mới. Khánh Linh cũng vậy. Cô ở căn apato này được gần 1 năm, nhưng hàng xóm khá ồn ào vào các khung giờ muộn, trong khi điều kiện xây dựng của căn nhà khá mỏng manh, cách âm kém, khiến cô cùng người bạn không thể tập trung cho việc học tập và sinh hoạt. Thông báo với công ty bất động sản, mọi thứ khá suôn sẻ cho tới khi Linh nhận được bản thông báo về mức phí đền bù khi ra nhà.

Theo Linh, lúc thuê nhà, với vốn tiếng Nhật không thực sự tốt, cô đã không xem kỹ các điều khoản trong hợp đồng về vấn đề bồi thường khi trả nhà. Trong quá trình sinh sống, cô ít chú ý tới các tiểu tiết để giữ gìn căn hộ, như giữ sạch giấy dán tường, vết hư hại cho đồ vật đập vào tường và sàn nhà…

“Giờ như há miệng mắc quai. Không thể không trả”, Linh ấm ức.

Cô gái trẻ không phải ngoại lệ, bởi rất nhiều người nước ngoài ở Nhật đã gặp tình huống dở khóc dở cười khi thuê và trả nhà. Lý do chủ yếu vì không hiểu rõ các loại phí đền bù trong hợp đồng.

Khi muốn trả nhà thuê, bạn thường phải trả nhiều loại phí đền bù. Ảnh: myhome.nifty

Các loại phí và cách giảm đền bù khi ra nhà

Khi trả nhà thuê, thường phải chịu nhiều khoản phí đền bù khác nhau. Nếu không nắm rõ hợp đồng và thông tin về phí ra nhà, có thể bạn sẽ phải trả số tiền khá lớn.

Tại Nhật, các công ty bất động sản đều soạn thảo các điều khoản nêu chi tiết các loại hao mòn trong nhà mà người thuê nhà sẽ phải thanh toán khi ra nhà. Trong đó, ngoài một số hao mòn tự nhiên, như giấy dán tường ngả màu vàng theo năm tháng, sàn nhà có vết lõm nhẹ do đặt đồ đạc, vết rám nắng và mài mòn trên chiếu tatami… không cần chi trả, người thuê nhà sẽ phải thanh toán các hao mòn có chủ ý. Điển hình là vết bẩn, vết cháy do tàn thuốc lá, vết vẽ bậy của con trẻ…

Tuy nhiên, các hao mòn có chủ ý này cũng chỉ cần chi trả theo khấu hao còn lại, trong đó, mỗi thiết bị trong nhà sẽ có giới hạn tuổi thọ, khi bạn ở lâu vượt quá mức giới hạn này, thì phí phải trả khi ra nhà sẽ rất rẻ hoặc bằng 0.

Ví dụ, với giấy dán tường, sàn nhà, cửa kéo, thì mức khấu hao là 6 năm sẽ còn 1 yên. Tức khi ở sau 6 năm nếu làm hỏng thì cũng chỉ phải đền 1 yên. Tương tự, tuổi thọ của bồn rửa bát là 5 năm; chiếu, thảm, sàn nhà là 6 năm; bồn cầu, bồn rửa mặt, các thiết bị vệ sinh là 15 năm.

Bên cạnh đó, nếu phải chi trả các hao mòn có chủ ý này, cũng chỉ cần trả phần diện tích bị hỏng. Ví dụ, với sàn nhà, chỉ cần trả theo số miếng dán bị hỏng.

Lưu ý, dù bạn đã ở nhà rất giữ gìn, không gây ra chút hỏng hóc nào, nhưng vẫn có thể bị đòi trả 10 man bởi những mục sau đây:

1/ Phí làm sạch nhà ハウスクリーニング代

2/ Phí làm sạch điều hòa エアコンクリーニング代

3/ Phí thay chìa khóa 鍵交換代

Lý do các công ty bắt bạn chịu phí này bởi hợp đồng có ghi rõ người thuê nhà phải chịu đền bù. Tuy nhiên, để hợp đồng 特約 có hiệu lực thì cần đầy đủ 3 yếu tố:

Nhiều bản hợp đồng không thỏa mãn cả 3 điều kiện trên, do đó, bạn hãy kiểm tra lại hợp đồng thuê nhà.

Exit mobile version