Site icon DCOM – Ngôi nhà Nhật Bản

Treo cờ cá chép Koinobori mừng lễ hội bé trai có gì thú vị?

Treo cờ cá chép Koinobori lễ hội bé trai

Từ thời Edo (1603 – 1868) người Nhật đã tổ chức lễ hội Koinobori Matsuri. Koi nghĩa là cá chép – linh vật không thể thiếu trong lễ hội này. Trong văn hóa Nhật Bản, cá chép biểu tượng cho lòng dũng cảm và tính cách ngoan cường, vượt ngũ môn để hoá rồng. Còn “nobori” là tượng trưng cho hình ảnh những con cá bơi ngược từ dưới sông lên vượt thác.

Vào dịp lễ hội Koinobori tổ chức trong ngày 5/5 hàng năm, những gia đình có con trai sẽ treo trước nhà những dải đèn lồng hình cá chép. Nhà càng nhiều con trai sẽ càng treo nhiều đèn lồng, mỗi chiếc đèn lồng cá chép tương ứng với một người con trai. Một điều thú vị là đèn lồng cá chép chỉ có đèn chứ không có nến bên trong. Đèn được làm bằng vải có in hoa văn hình cá chép, bên trong may rỗng để đón gió. Miệng đèn cũng là miệng của cá chép, được làm rộng ra để đón gió vào. Khi có gió lùa, chiếc đèn lồng bay lộng lên trời cao, giống như là con cá chép đang bơi vượt thác. Vì thế nên đèn lồng Koinobori còn có tên là cờ cá chép.

Các bé trai háo hức treo cờ cá chép Koinobori. Ảnh: myhomemarket

Màu của những lá cờ cá chép Koinobori thường có 3 màu cơ bản là đỏ, xanh và đen, tượng trưng những đức tính tốt đẹp của các bé trai.

Trước Koinobori Matsuri vào 5/5, khắp nơi trên nước Nhật đều dễ bắt gặp hình ảnh treo cờ cá chép Koinobori. Ảnh: harmonick

Ngoài cờ cá chép, trong những ngày đón Koinobori Matsuri, người Nhật còn trưng bày những con búp bê Kintarou, làm bánh mochi đậu đỏ bọc trong lá sồi (bánh kashiwa) và bánh mocha bọc lá tre (bánh chimaki).

Khi sống và làm việc tại Nhật Bản, nhiều gia đình người nước ngoài trong đó có cộng đồng người Việt cũng tổ chức lễ hội Koinobori cho các bé trai, với mong muốn mang đến trải nghiệm văn hóa thú vị dành cho các con. Gia đình bạn có treo cờ cá chép Koinobori tại Nhật không?

Exit mobile version