Site icon DCOM – Ngôi nhà Nhật Bản

Thẻ tín dụng đang “chọc thủng” túi tiền của bạn thế nào?

Những năm gần đây, ngày càng nhiều giao dịch được thực hiện trực tuyến. Từ đặt vé máy bay Nhật – Việt Nam, đặt phòng khách sạn, cho đến mua sắm trên sàn thương mại điện tử như Amazon, Rakuten, cho tới trả các khoản phí sinh hoạt hàng tháng… đều có thể thực hiện online một cách nhanh chóng. Đây cũng là lúc tiền mặt bắt đầu bộc lộ những điểm hạn chế. Ví dụ khi đi du lịch Hokkaido, bạn muốn đặt phòng khách sạn, thì sẽ được yêu cầu phải thanh toán trước 100% chi phí, lúc này không thể dùng tiền mặt, mà thẻ tín dụng sẽ được ưu tiên sử dụng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng, đơn vị cung cấp thẻ tín dụng ngày càng có nhiều chương trình ưu đãi cho người dùng. Khuyến mãi, giảm giá, tích điểm… thậm chí là các chương trình ưu đãi hoàn một mức tiền cụ thể, để kéo các khách hàng tích cực quẹt thẻ nhiều hơn. Những hình thức thu hút người dùng tỏ rõ nhiều ưu thế so với thanh toán tiền mặt, hướng đến nhóm khách hàng trẻ Gen Y, Gen Z.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tài chính, nếu không có kế hoạch chi tiêu chặt chẽ và kiểm soát thường xuyên, người dùng sẽ có thể bị “thủng ví” khi sử dụng thẻ tín dụng quá vô tư.

Quẹt thẻ chớp nhoáng = tiêu “vung tay quá trán”

Anh Phạm Văn Hậu, 24 tuổi, một kỹ sư đang làm việc tại Chiba cho biết, do thường xuyên mua hàng trên các trang thương mại điện tử như Amazon, Rakuten… anh lựa chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng. “Cơ chế được tích thêm point, khuyến mãi, nên cảm thấy mua được rẻ hơn là thanh toán tiền mặt ở combini”, anh nói.

Nhưng khi được hỏi mức chi trung bình cho mua sắm qua thẻ trong một tháng, anh lắc đầu cười “Em chẳng thống kê bao giờ”.

Tương tự anh Hậu, nhiều bạn trẻ không nắm được mức chi tiêu qua thẻ tín dụng mỗi tháng. Theo các chuyên gia, việc chi tiêu theo cảm tính rất dễ rơi vào tình trạng tiêu “vung tay quá trán”. Hành động quẹt thẻ nhanh chóng là ưu điểm tiện lợi của thẻ tín dụng, nhưng cũng chính là con dao hai lưỡi nếu bạn trẻ không kiểm soát. Kết quả là làm việc quanh năm suốt tháng nhưng nhiều người vẫn không dư dả, thậm chí không có quỹ tiết kiệm, hoặc phập phù tháng tiết kiệm vài man, tháng tiêu hết.

Hầu hết cửa hàng chấp nhận thanh toán quẹt thẻ tín dụng. Ảnh: Blake Wisz

Cách quản lý chi tiêu thông minh

Lập kế hoạch về dòng tiền một cách khoa học và thực hiện một cách kỷ luật sẽ giúp bạn có nguồn tài chính vững vàng hơn.

Quy tắc tài chính nổi tiếng 50-30-20 do chính trị gia Senator Elizabeth Warren khởi xướng hiện vẫn được nhiều người áp dụng hiệu quả. Theo đó, nên phân chia thu nhập hàng tháng thành 3 khoản: 50% cho tiêu dùng thiết yếu (chi phí nhà, điện, nước, thực phẩm, xăng xe…), 30% chi tiêu cho bản thân (quần áo, giáo dục, giải trí, du lịch…) và 20% tiết kiệm – đầu tư.

Nếu bạn muốn giới hạn và thắt chặt chi tiêu, thì tiền mặt là hình thức ưu việt hơn. So với hành động quẹt thẻ quá chớp nhoáng, việc sử dụng tiền mặt sẽ giúp bạn cảm nhận được rõ rệt cảm giác tiêu tiền và ý thức được số tiền còn lại trong túi, nhờ đó có thể cảnh báo bản thân hạn chế việc mua sắm quá đà.

“Khi có lương tháng, việc đầu tiên mình làm là trích ra một khoản tiết kiệm theo kế hoạch ngay lập tức, gửi DCOM về thẳng tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, 10 phút nhận được tiền luôn. Số tiền còn lại sẽ dùng cho chi tiêu, mình chia nhỏ ra các khoản, theo dõi chi tiết bằng app trên điện thoại, ghi lại theo ngày tháng. Mình cũng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng”, anh Đặng Văn Dũng, 26 tuổi, làm việc tại Hokkaido cho biết.

Các ứng dụng quản lý chi tiêu như Money Manager, Money Lover, Spendee… được nhiều bạn trẻ sử dụng, giúp thống kê các khoản chi tiêu từ nhỏ đến lớn theo từng ngày. Hết tháng, bạn sẽ có thống kê toàn cảnh về các khoản chi tiêu. Từ đó điều chỉnh, cơ cấu lại chi phí hàng tháng sao cho hợp lý. Một số ứng dụng còn có tính năng cảnh báo khi người dùng sắp chạm ngưỡng lạm chi.

Bạn quản lý chi tiêu thế nào? Hãy comment chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Exit mobile version