Site icon DCOM – Ngôi nhà Nhật Bản

Nhật Bản: nhiều trường hợp ve chó cắn người gây tử vong

Nhat-Ban-nhieu-truong-hop-ve-cho-can-nguoi-gay-tu-vong

511737040

Mối nguy hiểm tiềm tàng từ ve chó

Ve R. sanguineus là loài ngoại ký sinh hút máu động vật. Vật chủ chính là chó nên thường được gọi với cái tên ve chó. Chúng cũng sống kí sinh trên cơ thể một số vật nuôi khác như mèo, cừu, bò, ngựa… cho tới các loài động vật hoang dã. Thậm chí chúng cũng hút máu người. Đặc điểm nhận dạng ve chó là chúng có màu đen hoặc nâu xám, kích thước khoảng hạt đậu đen và có 8 chân.

Ve chó có thể truyền các bệnh sốt phát ban Rickettsiosis; Spirochellosis cho người và truyền một số bệnh cho vật chủ. Độc tố của chúng sẽ theo vết đốt vào cơ thể người, gây viêm tấy tại chỗ, sưng đỏ. Nhiều người còn bị hội chứng liệt ảnh hưởng đến khả năng nói, nuốt và thở, bệnh này nguy hiểm nhất đối với trẻ em dưới 2 tuổi.

Ve chó sống kí sinh ở chó, mèo và nhiều loài động vật nhưng cũng hút cả máu người. Ảnh: Koy Hipster

Ngoài ra, nạn nhân còn có thể mắc bệnh truyền nhiễm do vi rút lây truyền qua ve chó, gọi là SFTS, hay hội chứng sốt nặng kèm giảm tiểu cầu. Tại Nhật Bản đang ghi nhận số bệnh nhân mắc SFTS cao kỷ lục. Theo Viện An ninh Y tế Nhật Bản (JIHS), thống kê từ đầu năm cho tới ngày 29/6, tại 24 tỉnh thành có tổng số 91 ca mắc nhiễm trùng SFTS do ve chó, vượt qua số ca cùng kỳ năm ngoái. Nguy hiểm hơn, đã có 9 nạn nhân tử vong tại các tỉnh Shizuoka, Aichi, Mie, Kagawa và Miyazaki.

Ông Maeda Ken, đại diện JIHS, cho rằng số lượng động vật hoang dã như hươu và lợn rừng tăng cao có thể làm tăng số lượng loài ký sinh này, dẫn đến nhiều trường hợp mắc SFTS hơn. Ngoài ra, bệnh SFTS không chỉ lây truyền qua vết cắn của ve, mà còn từ mèo và chó đã mắc SFTS. Viện cho biết, năm 2017, chỉ ghi nhận có 8 con mèo bị nhiễm SFTS, nhưng tới năm 2024 đã tăng mạnh lên 194 con mèo nhiễm bệnh. Chỉ ba tháng đầu năm 2025 đã ghi nhận 36 con mèo nhiễm bệnh này. Tại tỉnh Mie, một chú mèo mắc SFTS đã nhiễm bệnh và tử vong vào tháng 5.

Cách phòng tránh ve chó

Ông Maeda nhận định, những khu vực có mèo bị nhiễm bệnh ngày càng lan rộng, vì vậy người dân cần thận trọng để tránh bị lây nhiễm SFTS từ mèo sang người. Máu và dịch tiết của những con mèo mắc SFTS có chứa lượng lớn vi rút, nên chủ nuôi và bác sĩ thú y phải chú ý kỹ. Ngoài ra, nên giữ thú cưng trong nhà và sử dụng thuốc đuổi ve cho vật nuôi. Dùng thuốc phun chống ve chó vào các khu vực có ve hoặc các nơi chó, mèo thường nằm để diệt ve.

Khi bị ve chó đốt, ngay lập tức lấy ve ra khỏi vị trí đốt thật cẩn thận và càng sớm càng tốt bằng cách dùng kẹp kéo từ từ, để không làm đứt phần miệng của ve bám vào cơ thể bạn, vì chúng có thể gây dị ứng và nhiễm trùng kéo dài. Ngoài ra, có thể sử dụng đầu kim nóng chạm vào ve hoặc chất gây mê như chloroform để ve nhả miệng ra. Sau đó tới ngay các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Exit mobile version