Site icon DCOM – Ngôi nhà Nhật Bản

Mặc cả khi mua đồ điện tử ở Nhật

Thông thường, khi đi mua các sản phẩm điện tử tại Nhật, chúng ta đều nghĩ giá dán trên kệ là giá niêm yết, không thể mặc cả. Nhiều người còn lo lắng nếu gợi ý giảm giá với nhân viên tại shop điện máy, thì sẽ bị coi là hành động mất lịch sự và bị những người đứng xung quanh dò xét, kỳ thị.

Anh Quốc Việt, 28 tuổi, đang làm đồ họa cho một công ty tại Chiba cũng nghĩ như vậy, cho đến khi anh nghe chia sẻ của một người bạn. Sau khi biết thông tin, anh Việt đã áp dụng mua thành công một mẫu tủ lạnh Hitachi với giá thấp hơn mức niêm yết gần 2 man.

Khu vực trưng bày tivi tại một trung tâm điện máy. Ảnh: Dempa-digital

Mặc cả thế nào?

Thực tế tại Nhật Bản, văn hóa mua sắm không khuyến khích thương lượng giá cả. Tuy nhiên, một số cửa hàng điện tử có thể cho phép bạn thương lượng mức chi trả. Những chuỗi siêu thị điện máy như Yamada Denki, K’S, BicCamera, Joshin… thường chấp nhận giảm giá một số mặt hàng điện tử như tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm… cho khách hàng thông qua giảm giá tiền mặt, hoặc tích point.

Đây là website chuyên so sánh các mặt hàng tại Nhật. Bạn nhập tên mã sản phẩm điện tử muốn mua, sẽ hiển thị giá bán online của các shop điện máy online trên toàn Nhật Bản.

Giao diện website Kakaku – trang so sánh các mặt hàng ở Nhật. Ảnh: Kakaku

Ngoài ra, theo anh Việt, Panasonic là thương hiệu khá khó để mặc cả.

“Mình thương lượng ‘gãy lưỡi’ mới được giảm giá tivi Panasonic một chút. Nhưng qua tìm hiểu nhiều trung tâm điện máy, họ nói không thể giảm giá máy giặt và tủ lạnh của hãng này. Có thể nói là bất khả thi. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể mặc cả sản phẩm Hitachi, Toshiba và các hãng khác”, anh nói.

Bạn hãy thử áp dụng các bí kíp này xem sao nhé.

Exit mobile version