Site icon DCOM – Ngôi nhà Nhật Bản

Có nên làm nghề khách sạn tại Nhật?

Ai nên cân nhắc làm trong ngành khách sạn?

Thu Thủy, một nhân viên lễ tân có 2 năm kinh nghiệm làm việc tại một ryokan (lữ quán) ở Gunma cho biết lý do lựa chọn nghề. “Ban đầu không phải vì em đam mê ngành này đâu. Em nghĩ đơn giản vì được giao tiếp với khách, có thể nâng cao khả năng tiếng Nhật. Đồng thời giúp hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản”.

Sau khi trải nghiệm 2 năm, Thủy cho rằng “ngành này rất đáng để thử, ngay cả khi chỉ là trải nghiệm ngắn hạn”.

Thực tế, ngành khách sạn có nhiều vị trí công việc khác nhau và tùy vào khách sạn, lữ quán bạn làm việc, cũng sẽ được trao nhiệm vụ khác nhau.

Nhân viên lễ tân hướng dẫn khách làm thủ tục tại khách sạn. Ảnh: tour.ne

Theo trang Gaijinpot, để biết công việc trong ngành dịch vụ khách sạn có phù hợp với bạn không, hãy xem bạn có thích những điểm dưới đây mà ngành này mang lại hay không:

Các công việc trong ngành khách sạn

Tùy vào quy mô của các khách sạn, sẽ phân chia thành các nhóm công việc khác nhau.

Tại khách sạn lớn

Các khách sạn lớn và đẳng cấp sẽ có nhiều vị trí như: nhân viên lễ tân, nhân viên khuân vác hành lý, nhân viên gác cửa, nhân viên gác cổng.

Bên trong các nhà hàng và quầy bar thuộc khách sạn sẽ có thêm nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế và nhân viên bếp. Trong spa, phòng tập thể dục thuộc khách sạn cần có huấn luyện viên cá nhân và chuyên gia mát-xa. Đối với các khách sạn thường tổ chức sự kiện như đám cưới hoặc tiệc tùng, họ sẽ tuyển nhân viên lập kế hoạch và nhân viên phục vụ. Ngoài ra, còn có các vị trí dọn phòng…

Nhân viên quầy pha chế tại khách sạn. Ảnh: jikei-hospitality

Tại khách sạn quy mô vừa và nhỏ

Các khách sạn thương mại, khách sạn con nhộng, ryokan… với quy mô nhỏ hơn thường tuyển các nhân viên lễ tân có thể xử lý nhiều công việc khác nhau, làm việc đa nhiệm hơn.

Mức lương trong ngành khách sạn ở Nhật như thế nào?

Giờ làm việc và mức lương trong ngành khách sạn tùy thuộc vào công ty, vị trí công việc và địa điểm của khách sạn, ví dụ như tại các thành phố lớn hoặc các điểm du lịch lớn sẽ được trả lương cao hơn.

Trang Gaijinpot trích dẫn một số mức lương khởi điểm và mức lương trung bình cho các vị trí phổ biến trong ngành khách sạn như sau:

Nhân viên lễ tânNhân viên nhà hàngNgười pha chếNhân viên quầy pha chế
Mức lương khởi điểm
(man/năm)
220210270220
Mức lương trung bình hàng năm (man/năm)340390400420

Bạn lưu ý, công việc trong ngành dịch vụ khách sạn hiếm khi tuân theo lịch trình làm việc thông thường từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Mà nhân viên thường xuyên làm việc vào cuối tuần và ngày lễ, bởi thời điểm này thường đông khách. Sau đó họ sẽ được chọn ngày nghỉ vào những ngày trong tuần.

Hơn nữa, ngành khách sạn thường phải tăng ca, làm thêm giờ, hoặc làm theo ca. Tùy thuộc vào công ty hoặc dịp lễ, nhưng mức lương tăng ca phổ biến là tăng 25% so với mức lương giờ thông thường.

Thu Thủy cho biết, lịch làm việc này tuy vất vả một chút nhưng bù lại cũng có những điểm hay, nếu mình suy nghĩ theo hướng tích cực. Ví dụ, vì được nghỉ vào ngày trong tuần nên có thể đến tham quan các địa điểm nổi tiếng vào những ngày này, thường không đông đúc và chen lấn như dịp cuối tuần.

Nếu bạn đang có ý định chuyển việc ngành khách sạn, hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

Exit mobile version