Site icon DCOM – Ngôi nhà Nhật Bản

Chi tiết cách phân loại rác và vứt rác tại Nhật Bản

Khi mới chuyển đến Nhật Bản, không ít người trong chúng ta đều cảm thấy bối rối khi phải phân loại rác kỹ lưỡng theo kiểu Nhật.

Ngọc Diễm, một du học sinh tại Fukuokachia sẻ vừa đến đây ba tuần. Chưa kịp thích nghi tốt với khí hậu, đồ ăn, môi trường học tập, Diễm cũng gặp khó với cách phân loại rác sinh hoạt. “Quen với cách cho tất cả các loại rác vào chung một túi đựng, thế là túi rác của em bị trả về”.

Nhật Bản là một trong những quốc gia phân loại rác kỹ lưỡng trên thế giới. Hiện nay hầu hết các địa phương ở Nhật phân loại rác thải thành 4 hạng mục chính: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái chế và rác quá khổ. Tuy vậy, quy tắc phân loại cụ thể và lịch trình đổ rác của mỗi địa phương có sự khác biệt.

Một điểm tập kết rác tại Nhật. Ảnh: ebisu

Khi chuyển đến một địa phương, bạn cần đến văn phòng thành phố (shiyakusho) để đăng ký cư trú. Lúc này bạn sẽ được phát bộ tài liệu về các thông tin tổng hợp, trong đó có hướng dẫn, quy tắc, lịch thu gom chi tiết từng loại rác đã phân loại tại đây. Hoặc bạn có thể truy cập website địa phương.

Cụ thể 4 loại rác như sau:

1/ Rác cháy được (もえるごみ)

Bao gồm tất cả các loại rác có thể đốt cháy như rác thải từ nhà bếp (rau củ, thịt cá…), các loại giấy vụn (giấy vệ sinh, tã giấy, giấy gói thực phẩm…), vải, da, gỗ, quần áo rách…

Một số địa phương cho phép phân loại rác cao su, nhựa không có ký hiệu tái chế vào hạng mục này.

Cách phân loại rác cháy được. Ảnh: Nerima City Office

Lưu ý:

Mỗi địa phương sử dụng loại túi để rác theo khu vực. Ảnh: fukunishi

2/ Rác không cháy được (不燃ごみ)

Gồm các sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu, đồ chơi trẻ em, hộp đựng bột giặt…), vật dụng kim loại, thủy tinh, cốc, bát, đĩa, đồ gốm các loại, ô (dù), ghế ngồi, bình thủy, lọ xịt, bật lửa, pin…

Cách phân loại rác không cháy được. Ảnh: Inazawa City Office

Lưu ý:

3/ Rác tái chế (資源ごみ)

Gồm giấy các loại (giấy báo, tờ rơi quảng cáo, giấy gói hàng, hộp đựng quần áo, thùng carton…), quần áo (quần áo, vải vụn cũ), lon nhôm/thiếc (lon bia, rượu, nước giải khát, thức ăn đóng hộp, chai đựng sữa…), dụng cụ nhà bếp (xoong, nồi, niêu, ấm nước), sắt vụn, gia cụ bằng sắt thép, đồ điện gia dụng (TV, điều hòa không khí, lạnh, máy giặt, máy sấy, máy tính…).

Cách phân loại rác tái chế. Ảnh: Tomigusuku City Office

Lưu ý:

4/ Rác quá khổ (粗大ごみ)

Gồm các loại bàn, gỗ, ghế gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm, đệm các loại, cửa… với kích cỡ cồng kềnh.

Khi muốn vứt, cần mua các nhãn dán với giá vài trăm yên tại siêu thị hoặc combini, rồi dán vào vật dụng cần vứt, sau đó đem tới điểm thu gom vào ngày đã đăng ký trước đó. Hoặc bạn liên hệ với trung tâm thu gom rác, họ sẽ hẹn lịch đến lấy và bạn trả phí thu gom cho họ.

Tùy kích thước của món đồ sẽ có phí vứt rác khác nhau. Ảnh: Yaese Okinawa

Ngoài 4 hạng mục chính trên, các địa phương cũng có thể thiết lập nhiều hạng mục khác để quản lý phân loại rác. Thị trấn Kamikatsu ở tỉnh Tokushima chia rác thành 45 loại, với trên 13 hạng mục, nhằm tái chế toàn bộ rác.

Sau khi đã phân loại rác theo quy định của thành phố bạn đang sống, hãy ghi nhớ lịch vứt từng loại rác để mang tới đổ rác vào những ngày được cho phép. Một số địa phương yêu cầu người dân ghi tên mình trên các túi rác nữa đấy!

Exit mobile version